Thuyết minh dự án: Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao khép kín Ea Pô 1

ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

Định hướng đầu tư

Với sự tăng trưởng không ngừng nghỉ của nền kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian qua, sự hòa nhập và giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chăn nuôi lợn nái hậu bị của nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng, sự phát triển này dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn khác. Nhận thức được vấn đề này, công ty chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo theo quy mô kinh tế công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về heo giống cho thị trường chăn nuôi heo thịt thương phẩm phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong nước.

Đất tự nhiên đầm chặt; lớp cát đế móng đầm chặt dày 50; bê tông lót đế móng đá 4 x 6 M50 dày 100, bê tông móng đá 1 x 2 M250. Nền bê tông, tường xây gạch tô 2 mặt, sơn nước; cột BTCT; trần lợp tôn lạnh dày 3,2 zem; mái lợp tôn màu dày 4,2 zem; cửa ra vào khung sắt, panô sắt.

Trong dự án chúng tôi sẽ bán ra heo con giống hậu bị đạt tiêu chuẩn và chất lượng con giống tốt, phục vụ nhu cầu chăn nuôi cho các trang trại chăn nuôi heo thịt trong khu vực tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk. Do đó chúng tôi định hướng dự an có tính khả thi và phát triển ổn định.

Mục tiêu của dự án

Đầu tư chăn nuôi 4.800 con heo nái sinh sản để cho ra những con giống tốt nhất nhằm đem chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chinh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Phát triển chăn nuôi heo nái hậu bị gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Đắk Nông.

Dự án trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế của đại phương, của tỉnh Đắk Nông cũng như cả nước

Hơn nữa dự án đi vào hoạt động sẽ đem lại công ăn việc làm cho lao động địa phướng với thu nhập ổn định lâu dài theo dự án, góp phần giải quyết công ăn việc làm giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp tại địa phương và lành mạnh hóa môi trường lao động trong khu vực.




ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHĂN NUÔI LỢN, NHU CẦU LỢN THỊT VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN TRONG TƯƠNG LAI.

Sau khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) xảy ra từ tháng 2 năm 2019 đến nay tình hình bệnh ASF lan rộng trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước (63/63 tỉnh, thành), nhiều cơ sở chăn nuôi lợn phải đóng cửa do đó số lượng đàn lợn giảm. Theo Cục Thú y, từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 10/9/2019, ASF đã xảy ra ở 7.459 xã thuộc 639 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 4.907.107 con; với tổng trọng lượng là 282.426 tấn (chiếm 7% tổng trọng lượng thịt lợn của cả nước).

Theo dự báo nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt ngày càng tăng cao, với thị trường trên 97 triệu dân và khoảng 15 triệu khách du lịch, thịt lợn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đây là thị trường có nhu cầu thịt lớn rất lớn, giá tiêu thụ cao. Cùng với đó, thịt lợn vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người Việt.

Việt Nam sở hữu các giống lợn có năng suất và chất lượng cao, có một số giống đạt năng suất cao nhất thế giới. Cơ cấu giống lợn hiện nay đã có sự thay đổi theo định hướng tăng tỷ lệ lợn nái ngoại từ 19,8% (năm 2013) lên 20,4% (năm 2014) và đạt 22,4% (năm 2015); Cả nước hiện nay có khoảng 127.642 con lợn nái cụ kỵ, ông bà giống Landrace, Yorkshire, Duroc và một lượng nhỏ giống Pietrain để sản xuất ra đàn giống bố mẹ (PS) từ các tổ hợp lai giữa các giống ngoại nhập và các tổ hợp lai giữa các giống lợn nội của Việt Nam với giống ngoại nhập với tổng đàn nái bố mẹ chiếm khoảng 60% so với tổng đàn nái của cả nước (3,2 triệu con – theo TCTK 01/7/2019)

Ngoài ra, việc việc tiếp cận và tham gia các tổ chức Quốc tế, các Hiệp định song phương, đa phương, Hiệp định thương mại tự do đã và đang được đẩy mạnh sẽ có tác động đến khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi được tăng cường, Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật chăn nuôi sẽ có hiệu lực từ năm 2020, chăn nuôi sẽ có điều kiện đạt được hiệu quả cao.

Đối với ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam hiện nay, dịch bệnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Thời gian vừa qua, ASF đã khiến ngành chăn nuôi lợn hậu bị của nước ta điêu đứng với những con số thiệt hại chưa từng có, ảnh hưởng tới an ninh thực phẩm, kinh tế, xã hội và môi trường….

Thời gian qua, ASF bùng phát mạnh mẽ có nguyên nhân là do chăn nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, an toàn sinh học kém và đây cũng là những điểm yếu của ngành chăn nuôi lợn hiện nay. Cụ thể năm 2018, số hộ chăn nuôi lợn tiếp tục giảm (giảm 3,9%) so với năm 2017 và chiếm tỷ lệ 99,61% của tổng cơ sở chăn nuôi lợn của cả nước, tuy vậy với tổng số hộ chăn nuôi lợn vẫn còn lớn, lên tới 2,5 triệu hộ với tổng đàn là 13,9 triệu con.

Một điểm yếu nữa của ngành chăn nuôi lợn hậu bị đó là năng suất chăn nuôi còn thấp, giá thành còn cao. Điều này một phần lớn do công tác giống. Theo nhiều chuyên gia công tác quản lý giống vật nuôi còn nhiều bất cập. Ai cũng có thể làm con giống được và đưa ra thị trường. Con giống chất lượng kém nên năng suất chăn nuôi thấp. Khi giá lợn lên cao lợn cái nhưng vẫn cho phối giống thành lợn nái sinh sản. Điều đó hoàn toàn sai lầm và dẫn tới năng suất thấp. Ở nước ngoài, chăn nuôi lợn đã đạt tới 28 - 30 lợn cai sữa/nái/năm nhưng ở Việt Nam chỉ từ 20 - 22 con, bằng 70% của họ. Nói như vậy thì không phải cái gì cũng kém, ở những trang trại chăn nuôi, đặc biệt là trại gia công cho các công ty lớn thì năng suất cũng khá. Số lượng vật nuôi năng suất không tốt còn nhiều nên cũng kéo năng suất chung xuống, đặc biệt là các giống nội, giống lai còn khá nhiều. Một điều nữa, đó là môi trường chăn nuôi hiện nay quá ô nhiễm, nên kéo năng suất chăn nuôi xuống thấp.

Cùng với đó, vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc thú y còn cao, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm chăn nuôi…Trước khi ASF nổ ra, giá thành lợn hơi ở khu vực trang trại, nông hộ từ 35.000 đồng - 38.000 đồng/kg, khu vực FDI khoảng từ 32.000 - 34.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo đánh giá, khi có ASF, giá thành lợn hơi đã nước ta tăng cao, do chi phí sát trùng chuồng trại, chế phẩm tăng cường đề kháng cũng như hàng loạt chi phí kiểm dịch khác…

Song song với đó, ngành chăn nuôi lợn còn thiếu tính liên kết trong tổ chức sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Cụ thể, năm 2018 cả nước có 3.010 trang trại chăn nuôi lợn gia công, chiếm tỷ lệ 30,8 % tổng số trang trại chăn nuôi lợn của cả nước với tổng đầu con là 4,3 triệu con chiếm tỷ lệ 15,2% tổng đàn lợn của cả nước; 219 hộ chăn nuôi lợn gia công với tổng đầu con là 192,5 ngàn con. Số lượng liên kết chuỗi khép kín trong chăn nuôi lợn của cả nước là 171 chuỗi với tổng đầu con là 988.701 con chiếm tỷ lệ 3,5% tổng đàn lợn của cả nước, trung bình 5.782 con/chuỗi.

Một điều nữa đó là giá cả các sản phẩn chăn nuôi biến động nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi, thị trường sản phẩm chăn nuôi không ổn định, từ cuối năm 2016 đến hết quý III/2017 là giai đoạn chăn nuôi lợn thua lỗ cực lớn, khủng hoảng về giá xuống quá thấp và kéo dài đã gây thiệt hại khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng. Đây là bài học đắt giá cho cả công tác quản lý nhà nước và cho cả người chăn nuôi lợn; bài học về quy hoạch phát triển, về quan hệ cung cầu, về phát triển thị trường, về tăng trưởng năng suất thay cho tăng trưởng số lượng; về tăng cường giết mổ chế biến và dự trữ đông lạnh, về công tác thống kê…

Ngoài ra, ngành chăn nuôi lợn hậu bị còn gặp một loạt khó khăn khác đó là người chăn nuôi thiếu vốn, thiếu đất đai để đầu tư và phát triển trang trại chăn nuôi; Ảnh hưởng suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và giá sản phẩm, làm hiệu quả chăn nuôi thấp, nhiều cơ sở sản xuất chăn nuôi bị lỗ trong thời gian dài; Biến đổi khí hậu hàng ngày, hàng giờ đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng… tất cả những điều này khiến ngành chăn nuôi lợn gặp nhiều thách thức…

Ngành chăn nuôi lợn hậu bị tương lai: Cuộc chơi của những người thực sự chuyên nghiệp, cuộc chơi hiện tại và tương lai khi phải sống chung với ASF, có lẽ chỉ những người chăn nuôi thực sự chuyên nghiệp mới đủ nguồn lực, phương tiện, kiến thức, kinh nghiệm để đi tiếp. ASF là cơ hội để tái cấu trúc ngành chăn nuôi. Chăn nuôi nhỏ lẻ, chộp giật sẽ thu hẹp. Tương lai và cơ hội với người chăn nuôi lớn, chuyên nghiệp sẽ rộng mở.

Và để có thể đi tiếp, theo Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi lợn hậu bị sẽ thực hiện từng bước tái cơ cấu ngành cụ thể: Phát huy lợi thế về khả năng sản xuất một số giống lợn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng; phát triển bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Chăn nuôi lợn cần chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại.

Như vậy, tình hình thị trường chăn nuôi lợn và các vấn đề đặt ra hiện nay có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

-            Quy mô thị trường có tiềm năng tăng trưởng mạnh do mức tiêu thụ còn thấp và những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan ban ngành. Bên cạnh đó cơ hội xuất khẩu tăng cao khi các hiệp định tự do thương mại được ký và đi vào hiệu lực;

-            Các doanh nghiệp FDI kiểm soát trên 50% thị phần, công nghệ dẫn đến rủi ro thị trường bị thao túng, gây thiệt hại cho hộ sản xuất nhỏ lẻ và người tiêu dùng và không loại trừ cả nguy cơ an ninh lương thực;

-            Khái niệm chăn nuôi heo theo “công nghệ cao” hay “heo sạch” chưa được hiểu đầy đủ và đang bị lạm dụng để quảng bá sản phẩm;

-            Vấn đề chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm đang được toàn xã hội quan tâm giải quyết nhưng chưa có hiệu quả.

Với mục tiêu góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển NCB Việt Nam đề xuất đầu tư dự án : TRANG TRẠI CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ CAO KHÉP KÍN EA PÔ 1 tại thôn Nam Tiến, xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.




CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN TRANG TRẠI HEO

Các hạng mục công trình của dự án trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao được thống kê trong bảng sau:

Các hạng mục công trình chính

Tổng diện tích của dự án là 221.500m2, bao gồm:

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Các hạng mục công trình chính

38.342

17,31

2

Các hạng mục công trình phụ trợ

23.967

10,82

3

Các ông trình xử lý chất thải và bảo

vệ môi trường

159.191

71,87

 

Tổng cộng

221.500

100,00

Được bố trí gồm các hạng mục chi tiết như sau:

Hạng mục

Số lượng

(đơn nguyên)

Diện tích/1 đơn nguyên (m2)

Tổng diện tích (m2)

Tầng cao T.đa (tầng)

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CHÍNH

 

 

38.342

 

Các hạng mục phục vụ chăn nuôi

 

 

37.673

 

Nhà heo chờ phối

2

3051,1

6.102

1

Nhà heo giống

2

588,8

1.178

1

Nhà heo mang thai

2

3051,1

6.102

1

Nhà heo nái đẻ 1

4

2015,0

8.060

1

Nhà heo nái đẻ 2

2

1014,0

2.028

1

Nhà heo cai sữa

6

1425,4

8.553

1

Nhà heo tân đáo

2

1200,0

2.400

1

Nhà cách ly heo bệnh

1

105,0

105

1

Khu khám lâm sàn và mổ bệnh phầm

1

16,0

16

1

Nhà nhập xuất heo con

2

25,0

50

1

Nhà sát trùng xe

1

64,0

64

1

Nhà văn phòng

1

108,0

108

1

Kho vật tư thiết bị

2

80,0

160

1

Nhà sát trùng dụng cụ

2

32,0

64

1

Kho hóa chất khử trùng, văc xin

2

40,0

80

1

Kho cám heo con

2

80,0

160

1

Nhà bảo quản tinh

2

24,0

48

 

Đường dẫn heo có mái che (1000mx2m)

1

2000,0

2.000

 

Silo cám

20

9,0

180

 

Silo tổng 18T

6

36,0

216

1

Các hạng mục phục vụ sinh hoạt

 

 

669

 

Nhà ở công nhân

2

288,0

576

1

Nhà ăn

1

93,0

93

1

CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ

 

 

23.967

 

Nhà bảo vệ

1

15,8

16

1

Nhà để xe CBCNV

1

97,5

98

1

Nhà dịch vụ

2

299,2

598

1

Trạm cân 40T

1

76,0

76

 

Bể chứa nước heo uống 200m3

2

105,0

210

 

Tháp nước heo uống 20m3

2

16,0

32

 

Đài nước sinh hoạt 6m3

1

9,0

9

 

Bể chứa nước xịt rửa chuồng

2

105,0

210

 

Tháp nước xịt rửa chuồng 20m3

2

16,0

32

 

Trạm điện

1

19,3

19

 

Nhà đặt máy phát điện

1

27,5

28

1

Cổng, hàng rào dài 3,675m

1

735,0

735

 

Sân đường nội bộ

1

21904,2

21.904

 

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

 

159.191

 

Nhà để rác

1

21,0

21

1

Kho chứa chất thải nguy hại

1

35,0

35

1

Nhà để phân

1

105,0

105

1

Hố gom phân

2

25,0

50

 

Nhà đặt máy tách phân

2

80,0

160

 

Bể ngâm rửa đan

10

4,0

40

 

Nhà ủ phân

2

150,0

300

1

Nhà nuôi trùn quế

3

300,0

900

 

Lò đốt xác heo chết, đốt thừa khí biogas

1

9,0

9

 

Hầm hủy xác

2

72,0

144

 

Bể tự hoại 3 ngăn

2

20,0

40

 

Hầm Biogas

2

1750,0

3.500

 

Hồ lắng

2

1200,0

2.400

 

Cụm xử lý nước thải

1

327,1

327

 

Hồ nước sạch sau xử lý

1

2400,0

2.400

 

Hồ sự cố

2

1000,0

2.000

 

Bồn lọc áp lực

1

5,0

5

 

Hồ nuôi cá

1

1925,0

1.925

 

Hồ chứa nước mưa

1

800,0

800

 

Nhà điều hành HTXLNT

1

40,0

40

 

Hệ thống thu gom nước mưa

1

1043,0

1.043

 

Hệ thống thu gom nước thải

1

556,0

556

 

Khe nắn dòng

1

 

1.713

 

Cây xanh, thảm cỏ

 

 

140.678

 

Tổng cộng

 

 

221.500

 

Đối chiếu với Quy chuẩn QCVN 01-14:2010/BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chuẩn quốc gia điều kiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học và Quy chuẩn 01-79:2011/BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chuẩn quốc gia cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm – Quy trình kiểm tra đánh giá điều kiện vệ sinh thú y thì việc bố trí các hạng mục như trên là hoàn toàn phù hợp.

Do đó chủ dự án lựa chọn dự án với quy mô 4.800 heo nái sinh sản tại Thôn Nam Tiến, xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông là hoàn toàn phù hợp.

- Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về công nghệ sản xuất

Công nghệ chăn nuôi áp dụng cho dự án là công nghệ chăn nuôi chuồng lạnh, khép kín, tự động hóa theo quy trình của Công ty Cổ phần MAVINEX đồng thời thực hiện theo Quy định thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (VietGAHP) ban hành kèm theo Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ Trưởng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hiệu quả kinh tế dự án:

Theo kết quả phân tích trong dự án đầu tư về hiệu quả đầu tư thì các thông số tài chính như NPV= 946.000.000 đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 8,6% cao hơn các hình thức đầu tư khác; thời gian hoà vốn là 07 năm 08 tháng. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh so với các hình thức chăn nuôi khác. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Nên dự án lựa chọn phương án về công nghệ sản xuất là công nghệ chăn nuôi chuồng lạnh, khép kín, theo quy trình của Công ty Cổ phần MAVINEX là hoàn toàn phù hợp.


Xem tiếp Thuyết minh dự án: Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao khép kín Ea Pô 1>>


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

BIỆN PHÁP THI CÔNG KHOAN NGẦM 04 TUYẾN ỐNG CW DN2600

Công nghệ khoan ngang bằng robot dẫn hướng trong lắp đặt cáp quang tại Việt Nam

Công nghệ khoan ngang đặt đường ống ngầm có dẫn hướng