Pháp luật về đánh giá môi trường
Đánh giá tác động môi trường (EIA) là quá trình đánh giá các tác động môi trường có thể xảy ra của một đề xuất và xác định các phương án để giảm thiểu thiệt hại môi trường. Mục đích chính của ĐTM là thông báo cho những người ra quyết định về các tác động có thể xảy ra của một đề xuất trước khi đưa ra quyết định. ĐTM tạo cơ hội xác định sớm các vấn đề chính và các bên liên quan trong thời gian thực hiện đề xuất để có thể giải quyết các tác động tiêu cực tiềm ẩn trước khi đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng.
Mô tả:
- Khảo sát các điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn
- Điều tra , khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội, kinh tế
- Thu thập mẫu nước, không khí, đất tại hiện trường và phân tích tại phòng thí nghiệm
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm trong khu vực như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động bằng các phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá nhanh ...
- Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, người dân xung quanh khu vực
- Đưa ra các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng
- Đưa ra các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường và phòng ngừa sự cố môi trường
- Đề xuất các phương pháp xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn trong quá trình hoạt động
- Lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền nơi thực hiện dự án
- Xây dựng chương trình quan trắc môi trường
- Thành lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo
I. Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm
– Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
– Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng
– Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Những dự án
này bao gồm:
·
Nhóm các dự án về xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng
·
Nhóm các dự án về giao thông
·
Nhóm các dự án về năng lượng, phóng xạ, điện tử
·
Nhóm các dự án về thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt
·
Nhóm các dự án về khai thác, chế biến khoáng sản; khai thác tài
nguyên
·
Nhóm các dự án về dầu khí
·
Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải
·
Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim
·
Nhóm các dự án về chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ
·
Nhóm các dự án về sản xuất, chế biến thực phẩm
·
Nhóm các dự án về chế biến nông sản
·
Nhóm các dự án về chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi
·
Nhóm các dự án về sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
·
Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo
·
Nhóm các dự án về sản xuất giấy và văn phòng phẩm
· Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc
·
Nhóm các dự án khác
Trên đây là nội dung quy định về các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Đối với dự án hoàn toàn mới, ĐTM được lập trước khi dự án được xây dựng, nhập máy móc, thiết bị và hoạt động.
Ngoài ra, có các trường hợp dự án có sự điều chỉnh cũng cần phải lập lại ĐTM như sau:
- Trong vòng 2 năm (24 tháng) không triển khai thực hiện dự án khi đã được cấp quyết định phê duyệt ĐTM.
- Thực hiện dự án tại vị trí khác với vị trí đã được phê duyệt trong ĐTM.
- Tăng công suất, mở rộng quy mô, thay đổi quy trình sản xuất so với ĐTM đã được phê duyệt.
Nhận xét
Đăng nhận xét